Trình tự và kỹ năng điều tra sự cố công trình xây dựng

(02/11/2020)

Công tác tổ chức Phụ thuộc vào đặc điểm công trình, cấp độ nghiêm trọng của sự cố xảy ra mà tiến hành tổ chức với quy mô phù hợp để thực hiện điều tra sự cố. Có thể cần thiết phải thành lập Ủy ban Quốc gia khi sự cố đó ở cấp đặc biệt nghiêm trọng, có phạm vi ảnh hưởng đến toàn quốc hoặc quốc tế. Đương nhiên giúp việc cho Ủy ban này cần thiết phải huy động các chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm trong nước, khi cần cả chuyên gia quốc tế cùng với sự tham gia của các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp để trực tiếp khảo sát, thí nghiệm và tính toán định lượng kết cấu phục vụ cho việc phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự cố.

Song phần lớn các sự cố công trình xây dựng thường được giao cho một tổ chức tư vấn có các chuyên gia đủ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn liên quan, có đủ trang thiết bị phục vụ công tác kiểm định thực hiện. Người lãnh đạo bộ phận khảo sát phải là người thông hiểu các luật lệ, có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong điều tra sự cố công trình xây dựng để có thể đề ra nội dung khảo sát thích hợp, đồng thời có khả năng trong việc tổ chức phân tích tìm ra nguyên nhân của sự cố.

Cách thực hiện

Cần tiến hành song song công tác khảo sát ngoài hiện trường với công tác nghiên cứu phân tích trong phòng để bổ trợ cho nhau. Khi có sự nghi ngờ có thể thực hiện các bước lặp lại. Cần tìm hiểu mối quan hệ tương hỗ giữa tải trọng tác động với khả năng chịu tải của kết cấu. Xác định được các dạng tải trọng thực tế đã tác động lên kết cấu: có thể là tĩnh tải, hoạt tải, nhiệt độ hay tải trọng động lực, trong đó phải kể đến các dạng tải trọng không mong muốn như các tải trọng động đất, gió bão lớn, tải trọng tai nạn như nổ gas, bom, va chạm do thiết bị vận chuyển? Cần ghi rõ được bằng chứng sự có mặt của các dạng tải trọng thực tế đã tác động lên công trình. Đối với khả năng chịu tải của kết cấu, cần kiểm tra độ bền vật liệu bằng các phương pháp (không phá hủy mẫu) ở hiện trường kết hợp với kiểm tra tính năng cơ lý tại phòng thí nghiệm. Cần kiểm tra cụ thể tại vị trí hư hỏng cấu tạo của kết cấu như độ bền các liên kết, số lượng và quy cách cốt thép, kích thước kết cấu,… khi có hiện tượng ăn mòn, cần thiết phải kiểm tra mức độ bị ăn mòn, hóa chất ăn mòn. Khi kiểm tra các khe nứt, ngoài việc xác định chiều dài, độ sâu và bề rộng vết nứt, cần thiết phải chú ý hướng và sự phát triển của vết nứt. Điều này giúp cho việc chuẩn đoán nguyên nhân gây nên các vết nứt và cách khắc phục. Trong trường hợp có nghi ngờ về khả năng chịu tải, cần tiến hành thử tải.

Thời gian triển khai công việc điều tra

Việc tiếp cận và thu thập số liệu về sự cố cần được thực hiện thận trọng nhưng cần đẩy nhanh tốc độ với mục đích:

- Đảm bảo việc cứu hộ, cứu nạn được thực hiện khẩn trương nhưng các thông tin, chứng cứ cần được thu thập song hành;

- Kết thúc giai đoạn cứu hộ, cứu nạn, phải kết hợp việc thu dọn hiện trường với việc thu thập tang chứng để tìm ra nguyên nhân của sự cố;

- Tổ chức điều tra sự cố phải có biện pháp ngăn ngừa việc cố ý xóa bỏ hiện trường nhằm phi tang che dấu nguyên nhân thực sự;

- Kết quả khảo sát với đầy đủ các thông tin và chứng cứ giúp cho việc điều tra xác định được chính xác nguyên nhân chính gây ra sự cố, kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý, ngăn chặn sự cố tiếp diễn đối với phần công trình còn lại hoặc là bài học cho các công trình tương tự;

- Việc khảo sát bổ sung khi cần thiết, cần được tổ chức thực hiện ngay để tránh tình trạng mất cơ hội thực hiện do hiện trường đã bị xóa bỏ. Vì vậy việc khẩn trương tổ chức điều tra là rất cần thiết trong mọi trường hợp sự cố xảy ra.

Phân tích nguyên nhân và diễn biến của sự cố

Để xác định được nguyên nhân gây ra sự cố cần tiến hành xem xét lại toàn bộ hồ sơ công trình gồm hồ sơ khảo sát, thiết kế, các diễn biến trong quá trình thi công. Ngoài ra còn cần phải tìm hiểu thêm quá trình vận hành sử dụng công trình nếu công trình đã được đưa vào sử dụng.

Phương pháp điều tra tuân thủ nguyên tắc: liệt kê mọi nguyên nhân có thể được đề cập đến, dùng phương pháp loại trừ dần để tìm ra nguyên nhân chính, chủ yếu. Bài toán loại trừ này cần dựa trên việc trả lời các câu hỏi sau:

- Sự cố xảy ra đầu tiên nơi có ứng lực lớn nhất, vượt quá khả năng chịu tải của kết cấu;

- Trường hợp ứng lực không lớn nhưng cường độ vật liệu không đảm bảo;

- Trường hợp ứng lực không lớn, độ bền vật liệu đảm bảo thì sự cố xảy ra với hiện tượng kết cấu mất ổn định. Sau đây là nội dung chi tiết các bước điều tra cần thực hiện:

a. Kiểm tra thiết kế

- Rà soát lại toàn bộ các số liệu cung cấp cho thiết kế như số liệu về địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí tượng, các tải trọng được sử dụng trong quá trình vận hành,…

- So sánh tải trọng thiết kế với tải trọng thực tế. Trong thực tế thi công và quá trình sử dụng công trình, những tải trọng thực tế không hoàn toàn trùng khớp với tải trọng đã dự tính trong khi thiết kế.

- Việc thay đổi chức năng của công trình cũng có thể gây ra những thay đổi về tải trọng. Chẳng hạn, từ phòng học chuyển sang làm phòng lưu trữ, thư viện, các tải trọng tăng lên đáng kể. Cũng tương tự như vậy, việc chất kho hoặc thay đổi thiết bị với tải trọng lớn hơn hay tính năng hoạt động khác nhau, chế độ nhiệt khác nhau, tính chất rung động, va chạm mạnh hơn sẽ làm tăng thêm tải trọng sử dụng làm vượt quá tải trọng đã được dự tính khi thiết kế. Mặt khác về khía cạnh khách quan cũng phải đề cập đến những trường hợp đặc biệt, đột xuất. Đó là trường hợp tải trọng động đất hoặc gió bão vượt quá giá trị theo tiêu chuẩn đã quy định. Còn phải kể đến trường hợp tai nạn như cháy nổ, va đập do phương tiện vận chuyển gây ra.

- Sơ đồ tính toán không phù hợp với sơ đồ chịu lực thực tế. Trường hợp này xảy ra là do các giả thiết đơn giản hóa không đúng với trạng thái làm việc của kết cấu. Một ví dụ khác, khi tính toán coi liên kết đầu cột với dàn vì kèo là khớp nhưng cấu tạo lại là kiên kết ngàm thành ra khi chịu tải đầu cột xuất hiện mô men. Do cấu tạo không hợp lý cho nên khi chịu tải có thể sẽ xuất hiện các khớp dẻo, dẫn đến sự phân phối lại ứng lực làm thay đổi ứng lực đã dự tính. Trường hợp này cũng có thể xảy ra khi có hiện tượng lún hoặc biến dạng.

b. Kiểm tra sai sót trong thi công

- Chứa vật liệu xây dựng quá tải đối với sàn vừa mới thi công.

- Chất lượng thi công không đảm bảo:

+ Vật liệu không đúng chủng loại, sử dụng thép có cường độ yếu hơn thiết kế yêu cầu, bê-tông không đúng chủng loại, mác bê-tông không đạt,…

+ Đặt thiếu hoặc đặt sai cốt thép;

+ Các liên kết không đảm bảo, mối hàn không đạt chất lượng;

+ Kích thước tiết diện kết cấu không đảm bảo theo thiết kế;

+ Trình tự thi công không đúng gây nên biến dạng hoặc mất ổn định. - Hệ thống đã giáo, biện pháp thi công không an toàn đang là nguyên nhân chủ yếu của nhiều sự cố trong giai đoạn đang thi công. c. Kiểm tra sai sót trong quá trình vận hành sử dụng công trình

- Việc thay đổi chức năng làm thay đổi tải trọng tác động lên công trình;

- Không có biện pháp thích hợp chống ăn mòn bảo vệ công trình;

- Không có kế hoạch bảo trì hoặc không bảo trì công trình.

Hãy liên hệ ngay với Everest qua hotline Mr. Cửu 0934 165 805 nếu công trình của Quý khách hàng đang cần dịch vụ thí nghiệm kiểm định công trình hoặc gặp sự cố không mong muốn trong quá trình thi công, sử dụng.

Với năng lực và kinh nghiệm của mình, Everest sẽ đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng.

Với phương châm Uy Tín Trên Mọi Công Trình, Chúng tôi luôn mong muốn đem đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn uy tín, hiệu quả kinh tế và khách quan nhất.

Với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, có đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn kiểm định xây dựng như:

·        Kiểm định kết cấu nhà xưởng

·        Kiểm định nâng tầng

·        Kiểm định chất lượng công trình lân cận

·        Kiểm định đánh giá thiệt hại

·        Thí nghiệm vật liệu xây dựng kiểm định công trình

·        Quan trắc công trình

Xem thêm: 

               Năng lực Công ty tư vấn kiểm định xây dựng Everest

               Thiết bị EVEREST phục vụ kiểm định công trình xây dựng

 

Công ty kiểm định chất lượng công trình xây dựng Everest